Đàn bầu là loại đàn một dây của người Việt, thanh âm phát ra nhờ sử dụng que hay miếng gảy vào dây. Đàn bầu còn có nhiều tên gọi khác như độc huyền cầm, đàn kinh, tàn máng ( người Mường), Rabap Katoh (người Chăm).
Đàn bầu có 2 loại là đàn tre và đàn gỗ.
- Đàn tre: là đàn có thân làm từ ống tre dài xấp xỉ 1m, đường kính 12 cm.
- Đàn gỗ: là đàn có thân làm bằng gỗ, được để trơn hay khảm trai. Chiều dài đàn từ 0,95 đến 1,10 cm, chiều cao từ 13 cm đến 15 cm, bề rộng mặt đàn từ 10cm – 12cm. Mặt đàn mỏng 4mm thường được làm từ gỗ ngô đồng, gỗ vông. Thành đàn gỗ thường được làm bằng các loại gỗ tốt như gỗ trắc, gỗ gụ hay gỗ lát.
Người Việt thường sử dụng đàn bầu để độc tấu, đệm đàn ngâm thơ, tham gia trong ban nhạc hát xẩm, nhạc tài tử,... Từ những năm 60 trở lại đây, đàn bầu được xuất hiện nhiều trong dàn nhạc dân tộc tổng hợp, chèo, cải lương,...