Từ xa xưa, người dân Việt Nam đã có niềm đam mê với âm nhạc và coi đây là một nhu cầu không thể thiếu. Có lẽ cũng vì điều này mà trong quá trình phát triển lịch sử, ông cha ta đã sáng tạo ra rất nhiều loại nhạc cụ dân tộc và các thể loại ca nhạc nhằm bộc lộ tâm tư tình cảm, và góp phần tăng thêm sức mạnh trong lao động, trong chiến đấu. Đối với ngày nay, âm nhạc còn để giáo dục cho con cháu về truyền thống của ông cha cũng như những đạo lý làm người và vẽ lên những ước mơ.
Trải qua bao thăng trầm lịch sử, ngày nay tại Việt Nam còn lưu giữ một kho nhạc cụ dân tộc đủ loại từ những loại hình đơn sơ nhất cho đến những nhạc khí có sự phát triển khá cao với những kỹ thuật diễn tấu tinh tế.
Có những nhạc cụ được người dân tự sáng tạo có tính đặc trưng bản địa, có những nhạc cụ lại được du nhập từ nhiều nơi khác nhau nhưng đã được dân tộc hóa, bản địa hóa để phù hợp với nhạc ngữ, với thẩm mỹ âm nhạc của Việt Nam. Tổng cộng có đến hàng mấy trǎm chi loài nhạc cụ khác nhau. Những nhạc cụ dân tộc tiêu biểu có thể kể đến như như mõ con cóc, tù và, đàn tỳ bà,...