Đàn đáy còn có tên gọi là Vô đề cầm, đây là loại nhạc cụ khá độc đáo từ hình dáng tới âm thanh. Đàn đáy có vị trí rất đặc biệt trong nền âm nhạc cổ truyền của dân tộc
Đàn đáy có cách đây 500 năm trước với cái tên là đàn không đáy hoặc vô đề cầm. Và lâu dần người ta sẽ gọi tắt là đàn đáy. Phần bầu đàn (thùng đàn) được làm từ gỗ, có hình thang cân. Đáy lớn nằm ở phía trên và có độ rộng khoảng 30cm, đấy nhỏ rộng 20 cm, 2 cạnh bên là 40cm. Thành đàn làm từ gỗ cứng, có độ dày từ 8 đến 10 cm. Mặt đàn thì làm từ gỗ ngô đồng, trên đó có các phần để móc dây đàn. Đáy đàn thủng và có hình chữ nhật.
Cần đàn dài từ 1,1 - 1,3m gắn phía trên, đàn có từ 10-12 phím đàn cổ thì nhiều hơn 16 phím. Những phím đàn dày và cao, đỉnh dài hơn phần chân phím. Khi tính từ đầu đàn trở xuống thì phím đầu tiên sẽ không gắn sát vào sơn khâu như nhiều nhạc cụ khác. Khi biểu diễn, người đánh đàn sẽ dùng đàn đáy để đệm cho nữ chính và phối hợp với những nhạc cụ khác.