Đàn tứ là nhạc cụ cổ truyền của Việt Nam. Đàn có 4 dây nên tên gọi cũng là đàn tứ (hán việt tứ là bốn). Ngoài ra, đàn còn có nhiều tên gọi khác như đàn đoản, đàn nhật. Đàn tứ có 2 loại là tứ thùng và tứ tròn. Đàn tứ tròn với bộ phận tăng âm bầu vang hình hộp tròn, dẹt như đàn nguyệt. Đường kính mặt đàn và hậu đàn bằng nhau, dài khoảng 35cm. Thành bầu tầm 7 cm. Mặt đàn được làm từ gỗ để mộc, trên mặt đàn phần dưới có phần ngựa đàn dùng để móc dây. Cần đàn làm từ gỗ cứng, ngắn và to. Phím đàn hơi nhô cao và có khoảng hơi đều nhau trên suốt cần đàn và mặt đàn. Đàn tứ thùng là đàn tứ đã được cải tiến. Đàn được tạo dáng với thùng đàn hình thang như đàn đáy và có gắn 4 dây bằng nilon.
Đàn tứ dùng trong các bản nhạc cổ truyền như hát bội hay hát cải lương. Đàn tứ có tác dụng hòa tấu trong những bản nhạc này. Còn ở vùng núi lại ngược lại, đàn tứ họ dùng để độc tấu, và cách độc tốc của họ khác với người Kinh