Đàn Hồ là loại nhạc cụ dân tộc thuộc bộ dây, dùng cung mã vĩ kéo cho cọ vào dây để tạo ra âm thanh. Lúc mới đầu, đàn Hồ chỉ có duy nhất 1 loại. Nhưng trong quá trình hình thành và phát triển, loại nhạc cụ này có 3 biến thể là Hồ, Đàn Hồ Trung và Hồ Đại. Đàn Hồ có 2 dây nên cấu trúc khá giống với đàn nhị nhưng lại có bầu cộng hưởng lớn và âm cũng trầm hơn đàn nhị. Đàn Hồ thường có trong nhạc cổ truyền, dùng đàn Hồ để đệm cho giọng nam trầm hoặc nữ trung. Âm của đàn phát ra thể hiện sự ưu tư, trầm mặc hoặc là những giai điệu man mác buồn. Đàn Hồ còn được dùng trong nghệ thuật hát xẩm.
Đàn Hồ có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Á, du nhập vào nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ III sau công nguyên. Đàn Hồ có 2 dây, dây đàn được làm từ ruột mèo phơi khô, đem thái mỏng. Tuy nhiên, hiện nay đàn hồ chỉ được làm từ sợi tơ tằm, tơ nhân tạo hoặc sợi nilon để đảm bảo độ bền và thẩm mĩ.