Đàn sến là loại nhạc khí dây gẩy của người Việt và được dùng khá phổ biến ở miền Nam. Với nét đặc trưng của đàn Sến là có bầu cộng hưởng hình dẹt khá giống bông hoa 6 cánh. Màu âm của đàn Sến khá trong trẻo, tươi sáng giống đàn Nguyệt nhưng lại ít ngân vang hơn. Tầm âm của đàn Sến rộng hơn 2 quãng 8 từ Son 1 tới Si 3 (g1 tới B3). Đàn sến dùng trong dàn nhạc của sân khấu Tuồng và sân khấu Cải lương, đờn ca tài tử. Hộp đàn có hình hoa 6 cánh hoặc hình lục giác với đường kính trung bình 28cm. Mặt đàn và đáy đàn được làm từ gỗ nhẹ, xốp để mộc. Thành đàn khá dày, 6cm, làm bằng gỗ cứng. Cần đàn dài tới 70cm, trên mặt đàn có 17 phím bấm, phím đàn theo 7 cung bậc được chia đều. Đàn Sến có 3 trục gỗ nhưng chỉ dùng 2 trục để lên dây còn 1 trục để trang trí. Đàn Sến có 2 dây bằng tơ se, được lên cách nhau 1 quãng 4 hoặc 1 quãng 5. Fa - Do1 hoặc Sol Do 1. Khi diễn tấu, người chơi đàn sến sẽ gẩy bằng miếng gẩy nhựa tạo ra âm thanh sắc, tươi sáng