Đàn tam thập lục là loại nhạc khí dây, chi gõ của nhạc cụ dân gian nước ta. Đàn có tới 36 dây nên tên gọi là Tam thập lục. Ngày nay thì đàn đã có nhiều bản có hơn 36 dây, mục đích của việc thêm dây là giúp đàn tam thập lục có thể đánh nhiều âm sắc hơn. Việc thay đối số lượng giây cũng giúp cho chiếc đàn này có thể đánh được nhiều bản nhạc khó, có chuyển điệu liên tục. Có người lại gọi đàn này là đàn bướm cũng bởi hình dạng của nó giống hình con bướm đang bay. Đàn Tam Thập Lục được bắt nguồn từ Ba Tư và được chế tác vào khoảng thế kỉ thứ XII sau CN. Sau 6 thế kỉ nó đã du nhập vào các nước TQ, Nhật Bản, và cho tới Việt Nam là vào khoảng thâp niên 60. Đàn Tam Thập lục có hình thang cân, mặt đàn được làm bằng gỗ mềm, hơi vồng ở phần giữa, mặc dưới phẳng. Trên mặt đàn có đặt 2 hàng cầu dây, mỗi hàng có từ 16 - 18 ngựa đàn. Ngựa đàn của đàn tam thập lục được dặt so le với nhau. Thành đàn thì được chọn lọc và làm từ chất liệu gỗ tốt. Bên phải là trục dây, còn bên trái là hàng móc gốc dây.