Đàn Tính hay gọi là đàn tẩu, đàn tính tẩu, là nhạc cụ khảy dây thường được dùng phổ biến tại 1 số dân tộc miền núi nước ta. Trong tiếng thái tính nghĩa là đàn còn tẩu nghĩa là bầu, vậy tên gọi khác khi dịch ra tiếng Việt là đàn bầu. Tránh nhầm lẫn với đàn bầu đồng bằng, người ta gọi tắt đàn tính tẩu là đàn tính. Với dân tộc Thái thì đàn tính chính là nhạc cụ chính, dùng để độc tấu, đệm hát và chơi giai điệu mua, những chàng trai người Thái vừa đàn tính tẩu vừa mua bằng nhạc cụ này. Khi đệm hát, đàn tính thường chơi giai điệu của ca từ. Trong nhạc múa, tính tẩu có bài nhạc riêng. Đàn tính thuộc bộ dây, âm vực lên tới 3 quãng 8, tuy vậy khi diễn người chơi đàn tính thường chỉ sử dụng từ 2 quãng 8 và vài âm nữa. Bộ phận tăng âm, bầu vang của đàn tính được làm từ nửa quả bầu khô, đường kính từ 15 - 25 cm. Để có độ vang nhất định, âm sắc chuẩn, người ta thường chọn bầu tròn và dày để làm bầu vang. Mặt đàn sẽ làm bằng gỗ cây ngô đồng xẻ mỏng 3mm. Mặt đàn khoét 2 lỗ để thoát âm.