Đàn Tỳ bà là loại nhạc cụ thuộc bộ dây gẩy của người phương Đông. Với chất liệu từ gỗ ngô đồng để mộc, phía cuối thân đàn ngay mặt có 1 bộ phận mắc dây là ngựa đàn. Cần khóa mặt sau và đường viền quanh thùng đàn làm từ gỗ hồng đào có đính cần xà cừ. Đầu đàn cong hình con dơi và được chạm khác khá tinh xảo, có 4 trục để lên dây phần đầu đàn. Ngựa trên và ngựa dưới được làm từ xương bò. Hình dạng của đàn tỳ bà giống như quả lê bổ đôi hoặc liên tưởng giống hình giọt nước
Tại nước ta, đàn tỳ bà có mặt trong các dàn nhạc như nhã nhạc cung đình, lễ nhạc phật giáo, lễ nhạc cao đài, phường bát âm, dàn nhạc dân tộc,.. Đàn tỳ bà có xuất xứ từ nước ngoài nhưng qua thời gian, nó đã được bản địa hóa và trơ thành cây đàn của người Việt. Đàn tỳ bà thể hiện được sâu sắc đạm đà bản sắc dân tộc Việt trong cái hồn của khí nhạc. Màu âm đàn tỳ bà phát ra khá trong sáng, vui tươi, nó thể hiện được tính chất tươi sáng và trữ tình. Màu âm khá giống đàn nguyệt nhưng lại hơi đanh và khô hơn.