Phách là một loại nhạc khí tự thân vang, được xuất hiện ở trong nhiều thể loại ca múa nhạc Việt Nam từ xa xưa. Chức năng của thanh phách dùng để giữ nhịp cho dàn nhạc cho người hát hoặc người múa. Nhịp của phách đơn giản ở trong cải lương nhưng lại phức tạp và biến tấu ở trong những dàn nhạc sân khấu. Phách có nhiều loại cũng như tên gọi khác nhau. Trong hát xẩm phách được gọi là cặp kè, trong cải lương và dàn nhạc tài tử thì phách là song loan, trong ca Huế phách là sênh tiền, còn ở trong dàn nhạc tuồng, trong đám ma, múa tôn giáo và múa dân gian người ta mới là phách.
Thanh phách gồm hai thanh bằng gỗ cứng hoặc là bằng hai thanh tre được vót tròn đầu, đường kính khoảng 2cm, chiều dài khoảng 18cm. Âm thanh của thanh phách giòn vang và trong trẻo. Khi nghe 2 tiếng phách người nghe nhận thấy rằng có một tiếng trong, một tiếng đục, một tiếng mạnh, một tiếng nhẹ, một tiếng cao, một tiếng thấp, một tiếng dương, một tiếng âm. Thanh phách làm nhiệm vụ giữ nhịp cho một dàn nhạc, cho người múa và hát.