Trống cơm được xuất hiện từ thời nhà Lý vào thế kỉ thứ X tại nước ta, tên gọi trống cơm cũng bởi vì khi đánh trống, người ta sẽ lấy cơm nghiền nát ra trét vào giữa mặt trống để tiếng trống được đục và nghe hay hơn, âm cũng thanh hơn. Trống cơm dài và kích thước không lớn, đây là loại trống nguồn gốc hoàn toàn là của nước ta, với hình dáng, âm thanh cho tới cách thức biểu diễn. Trống cơm cũng khá giống 1 loại trống trên thế giới, đó là tại Ấn Độ có trống Mridangam, tuy nhiên trên mặt trống có thể dùng cơm nghiền hoặc bột mì được trộn nhuyễn như miếng bánh, dán lên trên làm cho âm của trống phát ra êm ái hơn. Trống cơm có 2 mặt hình tròn với đường kính bằng nhau (từ 15-17cm). Mặt trống được bịt da, đường viền có sử dụng sợ mây hoặc da rồi kéo từ phần đầu trống này sang đầu kia. Tang trống bằng gỗ hình ống tròn với chiều dài 56-60cm, 2 đầu hơi khum, đường kính tang trống đoạn giữa sẽ lớn hơn đường kính của mặt trống. Phần tang trống sẽ có mặc mộc hoặc thường sơn màu đỏ. Để biểu diễn, ta sẽ đeo trống bằng 1 dây quàng qua cổ, đặt ngang bụng rồi dùng tay vỗ lên 2 mặt trống